Bạn đang ở đây

Tên dự án: Giáo dục mầm non quan tâm đến giới (GENTLE)

Vùng dự án: tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi (15 huyện)

Thời gian: 10/2018-05/2021

Ngân sách: € 535,320

Nhà tài trợ: Bỉ; Liên Minh Châu Âu

Trọng tâm:

Học thông qua chơi; Giáo dục có đáp ứng giới; phòng ngừa bạo lực giới, bình đẳng giới, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lí.

Thách thức:

Trẻ em Việt Nam tiếp xúc với kỳ vọng và vai trò liên quan đến giới từ rất sớm. Xã hội hóa giới tính sớm này được củng cố trong môi trường giáo dục mầm non (ví dụ: thông qua các hoạt động và đồ dùng đồ chơi phân biệt theo giới tính). Đặc biệt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, sự bất bình đẳng do xã hội hóa giới sớm là một trong những vấn đề dai dẳng, ảnh hưởng đến cả trẻ em trai và trẻ em gái.

Trẻ em bắt đầu hình thành giới tính rõ nét ở độ tuổi lên 3. Giáo dục về giới trong những năm đầu đời bằng việc học thông qua chơi là rất quan trọng để tác động đến phát triển nhận thức và xã hội lâu dài nhằm ngăn chặn và xóa bỏ bất bình đẳng giới, tiền thân của bạo lực giới.

Chính phủ Việt Nam, các giáo viên mầm non và các cán bộ quản lí cam kết thúc đẩy việc học thông qua chơi có đáp ứng tính. Để đạt đươc mục tiêu này, hỗ trợ về kỹ thuật là cần thiết. Phụ huynh và cộng đồng chưa có nhận thức đầy đủ về định kiến giới và tác động của nó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em hoặc vẫn còn đang do dự trong việc thay đổi các định kiến giới hiện tại.

Mục tiêu:

Giáo viên, cán bộ quản lí, cha mẹ và người giám hộ ở 15 huyện miền núi miền Trung Việt Nam thực hiện việc học thông qua chơi ở trường và ở nhà, góp phần vào sự phát triển nhân cách tích cực, mối quan hệ tốt đẹp và lòng tự trọng đối với trẻ từ 3 đến 5 tuổi.

Đối tác:

Phương pháp tiếp cận:

Dự án GENTLE giúp các trường mầm non ở 15 huyện ở miền trung Việt Nam tạo môi trường học tập thông qua chơi có đáp ứng giới, với sự tham gia đầy đủ của cha mẹ (đặc biệt là cha) trong toàn bộ quá trình.

Dự án tập trung phát triển năng lực của giáo viên mầm non và các cán bộ quản lí nhà trường nhằm thay đổi các tiêu chuẩn xã hội và giới, tạo ra các quy tắc mới và hỗ trợ trẻ em áp dụng thái độ và hành vi mới binh đẳng hơn. Các công cụ hiệu quả sẽ được áp dụng để tăng cường các quy trình và thực hành học thông qua chơi có đáp ứng giới trong và ngoài trường học.

Dự án được xây dựng dựa vào 4 nội dung chính:

  • Phát triển và thử nghiệm Bộ tài liệu hướng dẫn học thông qua chơi có đáp ứng giới ở các trường mầm non
  • Nâng cao năng lực của giáo viên mầm non, cán bộ quản lí, cán bộ giáo dục của Sở và phòng GD & ĐT để thực hiện việc học thông qua chơi có đáp ứng giới
  • Phát triển và thực hiện mô hình phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường về học thông qua chơi có đáp ứng giới
  • Tổ chức vận động chính sách để việc học thông qua chơi có đáp ứng giới trở thành một phần của chương trình giảng dạy cho các trường mầm non trong cả nước

Sau khi hoàn thành dự án:

Giáo viên và cán bộ quản lí của 15 trường mầm non (mỗi huyện 1 trường) ở miền trung Việt Nam:

  • Trở thành chuyên gia về học thông qua chơi có đáp ứng giới
  • cùng cha mẹ giáo dục trẻ em về vấn đề giới
  • sử dụng Bộ tài liệu để tạo điều kiện và hỗ trợ phát triển chuyên môn toàn huyện và toàn cụm cho các trường còn lại trong 15 huyện được chọn

Cán bộ giáo dục thuộc Sở và Phòng GD&ĐT:

  • tăng cường năng lực để phát triển chuyên môn về học thông qua chơi có đáp ứng giới cho các trường mầm non trên toàn huyện, cụm
  • tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lí về vấn đề học tập thông qua chơi có đáp ứng giới
  • tạo điều kiện sử dụng Bộ tài liệu để thực hiện phương pháp tiếp cận này cho tất cả 156 trường mầm non ở 15 huyện

Giáo viên và cán bộ quản lí của 156 trường mầm non thuộc 15 huyện được chọn:

  • tăng cường năng lực để phát triển chuyên môn về học thông qua chơi có đáp ứng giới cho trường của mình
  • triển khai các sáng kiến huy động sự tham gia của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ có đáp ứng giới
  • lồng ghép giới tính vào (các) mô hình/hoạt động của trường với sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ

Tính tiếp cận, nhạy cảm và chiến dịch truyền thông của dự án sẽ giúp xã hội hiểu rõ hơn các vấn đề về giới ở trường mầm non  Chiến dịch này cũng nhằm mục đích làm cho phần học thông qua chơi có đáp ứng giới trở thành một phần của chương trình giảng dạy cho các trường mầm non cả nước.

Để đạt được mục tiêu của mình, VVOB Việt Nam bồi dưỡng năng lực của các đối tác giáo dục. VVOB sử dụng các lộ trình phát triển năng lực để tối ưu hóa trách nhiệm của các đối tác trong việc thực hiện và quản lý các quy trình thay đổi. Điều này được thực hiện thông qua hỗ trợ kỹ thuật từ VVOB Việt Nam, bao gồm cả các chuyên gia quản lý giáo dục trong nước và quốc tế.