Bạn đang ở đây

Co-teaching in Vietnamese preschools
15/05/2018

Cùng phụ trách lớp

Ở hầu hết các trường mầm non ở Việt Nam, mỗi lớp học thường có hai giáo viên. Một quy định được đưa ra vào năm 2015 nêu rõ rằng mỗi lớp học mầm non đều có thể có hai giáo viên. Cả hai giáo viên có vai trò như nhau trong lớp học và tùy thuộc vào từng hoạt động. Hai giáo viên sẽ cùng chuẩn bị bài giảng và thảo luận để phân công nhiệm vụ. Cán bộ quản lí trường Lịch Sơn giải thích cách hỗ trợ đồng nghiệp tại trường của mình:

“Cô Trang và Thúy đều được đào tạo chuyên môn về giáo dục mầm non, nhưng giáo viên cùng phụ trách lớp với họ vẫn còn non trẻ. Trong khi cả cô Trang và Thúy đều được tập huấn về quan sát trẻ theo quá trình thì hai giáo viên này chưa được tiếp cận. Họ chưa hiểu rõ về phương pháp này nên không thể hỗ trợ cô Trang và Thúy một cách tích cực. Cô Thúy và Trang đã chia sẻ kinh nghiệm về quan sát trẻ với hai giáo viên cùng phụ trách lớp để họ có thể hỗ trợ nhau tốt hơn."

Lợi ích của việc đồng giảng dạy ở các trường mầm non tại Việt Nam là gì?

• Các giáo viên cùng phản hồi và chuẩn bị bài giảng.

• Hai người suy nghĩ sẽ hơn một người: cùng quan sát cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ.

• Tạo cơ hội để hỗ trợ những thay đổi và đổi mới trong môi trường lớp học.

• Có nhiều cơ hội và không gian cho việc phân chia các nhiệm vụ và sự đa dạng trong lớp học.

• Điều này tác động tích cực đến việc học tập của trẻ.

Cô Hà, giáo viên mầm non của trường Quang Trung, phản hồi về những ưu điểm của việc đồng giảng dạy:

“Đôi khi tôi thấy khó có thể đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo cho các hoạt động hoặc phương pháp day học. Tôi sẽ cố hết sức. Thông thường đồng nghiệp của tôi, giáo viên thứ hai trong lớp, và tôi thảo luận về việc này. Khi cần thiết, chúng tôi yêu cầu hỗ trợ từ cán bộ quản lí. ”

Tuy nhiên, vẫn có những thách thức để thực hiện đồng giảng dạy hiệu quả:

• Trong thực tế, có hai giáo viên trong một lớp thường 'kích hoạt' sự bị động của trẻ và khiến chúng tham gia vào các hoạt động ít hơn.

• Đa số các hoạt động trong lớp quan sát được đều  theo phương thức giáo viên làm trung tâm.

• Giáo viên không quen với mô hình phản hồi có hệ thống hoặc chưa nhận thức được lợi ích từ việc học tập lẫn nhau của phương pháp đồng giảng dạy.

• Không có đào tạo về nội dung đồng giảng dạy trong chương trình đào tạo giáo viên.

• Thiếu nhân lực ở các vùng sâu vùng xa.

Người Bỉ có thể học hỏi gì từ Việt Nam để củng cố phương pháp đồng giảng dạy?

• Cần có khung pháp lý để cung cấp chỉ dẫn và khuyến khích việc thực hiện đồng giảng dạy.

• Cán bộ quản lí đóng vai trò hỗ trợ quan trọng.

• Chia sẻ là quan tâm.

• Đồng giảng dạy thúc đẩy phản hồi có hệ thống và học tập lẫn nhau.

• Cần chuẩn bị tốt cho việc đồng giảng dạy trong công tác đào tạo giáo viên.